Những cách điều trị bệnh vảy nến hiệu quả | Thuốc điều trị vảy nến nhanh nhất

Bệnh vảy nến hiện nay đang gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh, như các bạn cũng đã biết thì bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng nó cũng gây nên rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt cuộc sống. Trong bài viết hôm nay chúng tôi xin gửi đến các bạn những cách chữa bệnh vảy nến hiệu quả tại nhà không lo bệnh tái phát.

benh-vay-nen

Cách điều trị bệnh vảy nến tại chỗ

Đây là phương pháp sử dụng các loại thuốc có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng của bệnh, giảm đau giảm ngứa tức thời. Thông thường, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc bôi giúp bong vảy, tiêu sừng nhằm hạn chế sự gia tăng của hiện tượng bong tróc. Từ đó kìm hãm sữ phát triển của bệnh, một số loại thuốc thường được sử dụng nhiều nhất là Goudron, Mỡ Salicyle 5%, 10%, Vitamin D3, Corticoid cùng dẫn chất,...

thuoc-dieu-tri-vay-nen

Trong số các loại thuốc này thì thường được sử dụng nhiều nhất là Corticoid và thuốc mỡ Salicylic. Salicylic có công dụng bong vảy, bạt sừng còn Corticoid giúp chống viêm, kháng khuẩn, hạn chế những thương tổn do bệnh gây nên rất tốt.

Việc sử dụng thuốc mặc dù phát huy tác dụng nhanh, những bác sĩ thường khuyên người bệnh không nên quá lạm dụng vào những loại thuốc điều trị này bởi nó có thể dẫn đến rất nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh như: nhiễm nấm, nổi mụn mủ, mọc lông, teo da, viêm nang lông, giãn mạch da,...Việc lạm dụng thuốc có thể gây nên hiện tượng nhờn thuốc, không những không trị được bệnh mà còn khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với xà phòng, hóa chất. Đối với những trường hợp vảy nến tại chần cần thường xuyên đi giày và tất để bào vệ da.

Cách điều trị bệnh vảy nến toàn thân

Điều trị toàn thân là giúp điều trị giảm đau, ngứa tác động từ sâu bên trong cơ thể giúp điều trị bệnh nhanh hơn. Có hai cách là sử dụng cách này là sử dụng thuốc và máy móc.

Nếu bạn sử dụng thuốc điều trị thì có thể sử dụng một số loại thuốc thường dùng như: Acitretine: (Soriatane), Diprosalic, Methotrexate; Cyclosporin: (Neoral),... Đây đều là các loại thuốc dạng uống và tiêm giúp điều trị vảy nến từ sâu bên trong hiệu quả hơn.

cach-chua-benh-vay-nen

Ngoài ra người bệnh có thể chữa vảy nến bằng các loại máy móc thiết bị như sử dụng quang trị liệu: UVB phổ hẹp (UVBTL01) hay quang hóa trị liệu: PUVA.

Phương pháp sử dụng máy móc thiết bị này thường đem lại hiệu quả cao cho người bệnh, khả năng bệnh tái phát cũng thấp tuy nhiên lại rất tốn kém không phải ai cũng có điều kiện để có thể thực hiện phương pháp này.

Phòng ngừa bệnh vảy nến tại nhà

Các chuyên gia da liễu cho biết, bệnh vảy nến có thể phòng tránh rất đơn giản chỉ cần các bạn tuân thủ theo một số điều dưới đây:
  • Tắm giặt vệ sịnh sạch sẽ cơ thể hàng ngày. 
  • Có một thực đơn, chế độ sinh dưỡng hợp lý, bổ sung cho cơ thể đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày, gia tặng rau củ quả tươi, các loại hoa quả có màu swacs như cà rốt, đu đủ, cà chua,...
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất độc hại, khi cần phải tiếp xúc nên trang bị bảo hộ.
  • Tránh để da bị khô, nên sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày.

Cách chữa bệnh viêm da hiệu quả cho người bệnh | Thuốc chữa viêm da an toàn tự nhiên

Bệnh viêm da khi điều trị cần đến sự kết hợp mật thiết giữa người bệnh cùng bác sĩ chuyên khoa. Tùy theo mỗi tình trạng nặng nhẹ của bệnh, mức độ viêm, bệnh cấp tính hay mãn tính mà sẽ có những loại thuốc cũng như cách điều trị thích hợp. Dưới đây là một số cách chữa bệnh viêm da thường được người bệnh sử dụng và đã cho thấy tính hiệu quả mà các bạn có thể cân nhắc áp dụng cho mình.

Những cách chữa bệnh viêm da hiện nay

Thuốc điều trị viêm da cơ địa từ tây y

Những loại thuốc trị viêm da cơ địa tây y thường được sử dụng nhiều là thuốc kháng sinh dưới dạng bôi và uống. Thuốc uống kháng Histamin, thuốc bôi Corticosteroid, thuốc mỡ kháng sinh, thuốc làm ẩm da,... có công dụng dụng giảm ngứa, chống viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa khả năng nhiễm trùng, nhanh chóng làm lành những tổn thương trên da, dưỡng ẩm tránh khô da,...

benh-viem-da

Ưu điểm của các loại thuốc chữa viêm da tây y này là phát huy tác dụng nhanh chóng, những biểu hiện của bệnh từ đó cũng được giảm nhanh chóng, người bệnh sẽ cảm thất thoải máu dễ chịu hơn không còn cảm giác ngứa ngáy khó chịu,... Mặc dù ưu điểm là vậy, tuy nhiên các loại thuốc này dễ gây nên tác dụng phụ ảnh hướng đến sức khỏe của người sử dụng.

thuoc-dieu-tri-viem-da-co-dia

Việc sử dụng thuốc điều trị cần theo đúng liều lượng cũng như chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng dẫn đến nhờn thuốc gây khó khẳn cho quá trình điều trị trị sau này.

Cách điều trị bệnh viêm da bằng dân gian

Khác với thuốc tây y, những mẹo chữa bệnh viêm da cơ địa bằng những nguyên liệu hoản toàn tự nhiên, đặc biệt an toàn cho sức khỏe người bệnh, không gây ra những tác dụng phụ. Với phương pháp này các bạn có thể điều trị bằng nhiều các khác nhau như uống, bôi, ngâm rửa,...

Chữa viêm da bằng lá trầu không

Ngay cả y học hiện đại đều đã công nhận tác dụng điều trị của lá trầu không với các bệnh ngoài da như chàm da, viêm da, vảy nến,... Lá trầu không với tính sát trùng, chống viêm kháng khuẩn mạnh, tiêu viêm, giúp làm sạch làm lành nhanh chóng những thương tổn trên da mà bệnh gây nên.

chua-viem-da-bang-la-trau-khong

Cách thự hiện các bạn có thể áp dụng một trong hai cách:
  • Cách 1: vò nát lá trầu không sau đó chà nhẹ lên vùng da bị viêm.
  • Cách 2: Vò nát lá trầu không cho vào cốc nước sôi sau đó vắt lấy nước cốt, đợi ấm dùng để rửa sạch vùng da bị viêm.

Tắm lá khế trị viêm da hiệu quả

Lá khế giúp giảm ngứa, phong nhiệt, giải độc, tiêu viêm lợi tiểu,... Người bệnh có thể lấy lá khế sau khi rửa sạch vò nát đun với nước sau đó dùng để tắm cũng như vệ sinh vùng da bị viêm.

Ngoài ra các bạn cũng có thể điều trị bằng cách sử dụng quả khế để làm nhiều món ăn như sườn kho khế chua, khế chua ướp đường,... cũng giúp điều trị bệnh hiệu quả.

cach-chua-benh-viem-da-bang-la-khe

Đối với những cách trị viêm da bằng những cây thuốc tự nhiên này đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh, đây đều là những nguyên liệu chi phí thấp là dễ kiếm nên các bạn hoàn toàn có thể an tâm sử dụng trong thời gian dài. Chúc các bạn thành công!

Những cách chữa bệnh chàm da hiện nay | Cách chữa chàm tại nhà an toàn hiệu quả

Như các bạn đã biết về bệnh chàm da trong bài viết trước của chúng tôi, chàm da là bệnh thường găp và khá phổ biến do đó mà cũng có rất nhiều cách điều trị khác nhau. Trong bài viết hôm nay chúng tôi xin gửi đến các bạn một số cách chữa bệnh chàm da hiệu quả hiện nay và cách chăm sóc hỗ trợ điều trị chàm da tại nhà.

benh-cham-da

Cách chữa chàm bằng thuốc tây y

Y học hiện nay vẫn chưa thể điều chế ra thuốc điều trị dứt điểm bệnh chàm, các loại thuốc điều trị hiện nay chỉ giúp thuyên giảm những triệu chứng phát ra của bệnh. Điều trị chàm bằng thuốc tây y hiện nay thường theo hai loại: thuốc bôi và thuốc uống. Tùy vào mỗi giai đoạn cũng như tình trạng nặng nhẹ của bệnh mà sẽ sử dụng loại thuốc khác nhau cho phù hợp như:
  • Dung dịch Jarish: Lấy bông gạc nhúng vào dung dịch, sau đó đắp lên vùng da bị chàm nhiều lần trong ngày sẽ giúp giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ do bệnh gây nên.
  • Thuốc mỡ: Những dạng thuốc khác sinh điều trị chàm dưới dạng mỡ được bôi trực tiếp vào vùng da bị sưng đỏ giúp chống viêm, kháng khuẩn phòng ngừa khả năng bệnh lây lan sang các vùng da lành khác.
  • Thuốc an thần, thuốc kháng histamin: có tác dụng giảm tình trạng ngứa ngáy và nóng rát tại vùng da bị chàm.
thuoc-chua-benh-cham-da

Cách điều trị chàm da bằng thuốc dân gian

Những loại thuốc tây điều trị với ưu điểm nhanh chóng, tuy nhiên lại có thể gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh. Với phương pháp điều trị chàm da bằng những bài thuốc tự nhiên này sẽ giúp người bệnh nhanh chóng đẩy lui bệnh cũng như đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Các bạn có thể cân nhắc sử dụng phương pháp sau:
  • Lá sim: Lấy một nắm lá sim sửa sạch sắc với một chút nước cho đến khi hỗn hợp sánh lại thành dạng cao rồi dùng bôi lên vết chàm mỗi ngày.
  • Lá ổi: Lấy một nắm lá ổi rửa sạch đung sôi với nước sau đó ngâm vùng da bị chàm trong nước khoảng 20p. Trường hợp vị trí vùng da khó ngâm, các bạn có thể pha loãng nước để tắm. Trong quá trình ngâm rửa tận dụng lá chà nhẹ lên vết chàm.
  • Lá trà xanh: Lấy một nắm là trà xanh đun sôi với nước trong khoảng 30p sau đó đổ ra bồn oha thêm nước sau đó ngân mình, dùng bã chè chà nhẹ lên vùng da bị chàm. 
chua-benh-cham-bang-thuoc-dan-gian

Ngoài ra, tại nhà người bệnh cũng cần cú yế đến một số điều dưới đây để đảm bảo hiệu quả trong điều trị bệnh:
  • Chế độ ăn uống hàng ngày đầy đủ các chất dính dưỡng, vitamin cho da như A, B, C, E, PP,...
  • Thư giãn đầu óc, hạn chế căng thẳng, stress,...
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho da như hải sản, trứng, sữa,...
  • Sử dụng các loại sản phẩm chăm sóc da phù hợp.
  • Dưỡng ẩm cho da, tránh để da bị khô.
  • Không nên tắm trong nước quá nóng và quá lâu.
  • Đeo đầy đủ gang tay khi phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa.
Bệnh chàm da mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tuy nhiên nếu việc điều tị bệnh không hiệu quả có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ, tâm lý người bệnh. Chúc các bạn thành công.

Bệnh vảy nến là gì? Tìm hiểu về nguyên nhân - triệu chứng của bệnh vảy nến thường gặp


Bệnh vảy nến là một căn bệnh ngoài da mãn tính, bệnh nhanh chóng phát triển gây nên những thương tổn trên bề mặt da. Triệu chứng đặc trưng của vảy nến là những vảy có màu trắng bạc nổi chèn lên những mảng da dày màu đỏ. Nhiều trường hợp, vảy nến nặng sẽ khiến da bị nứt và chảy máu.

benh-vay-nen

Bệnh vảy nến kích thích thích tăng tốc quá trình sản xuất tế bào mới. Chu kỳ thay da bình thường khoảng 1 tháng, khi người bệnh bị vảy nến con số này rút ngắn lại chỉ còn 3-5 ngày. Những tế bào chết này chưa kịp mất đi đã có lớp khác đùn lên tạo thành những lớp vảy trắng gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh.

>>> Có thể bạn quan tâm: Bệnh Eczema là bệnh gì? Nhận biết triệu chứng các thể eczema thường gặp.

Bệnh vảy nến có thể xuất hiện tại tất cả những vùng da trên cơ thể, tập chung chủ yếu ở phẩn khớp như đầu gối, khuỷu tay, nhiều khi cũng có thể xuất hiện tại một số vùng da khác như ở mặt, chân, tay, cổ,.. Đặc biệt là da đầu là khu vực mà gây khó khăn nhất cho quá trình điều trị.

vay-nen-the-mong

Tùy vào mỗi thể và xuất hiện trên mỗi người mà sẽ có những triệu chứng khác nhau. Một số thể vảy nến thường gặp như:
  • Vảy nến thể giọt.
  • Vảy nến thể mủ.
  • Vảy nến đảo ngược.
  • Vảy nến đỏ da toàn thân.
  • Vảy nến thể móng.
  • Vảy nến thể khớp.
  • Vảy nến da đầu.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Do hệ miễn dịch yếu

Bệnh vảy nến được biết đến là một căn bệnh tự miễn dịch, bệnh khởi phát là do kết quả của hoạt động cơ thể tự tấn công chính mình. Người mắc bệnh vảy nến, những tế bào bạch cầu sẽ tự tấn công những tế bào da khác.

nguyen-nhan-gay-benh-vay-nen

Ở những người với cơ thể bình thường, những tế bào bạch cầu này có nhiệm vụ tấn công và tiêu diệt những vi khuẩn có hại xâm nhập, ngăn chăn khả năng nhiễm trùng. Những cuộc tấn công nhầm của tế bào bạch cầu này sẽ khiến cho hoạt động sản xuất những tế bào da sản sinh quá mức đùng lên trên bề mặt da hình thành những mảng da vảy nến.

Yếu tố di truyền 

Những người kế thừa gen di truyền từ bố mẹ, ông bà hoặc người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh thì nguy cơ mắc bệnh này sẽ cao hơn hẳn những người bình thường. Nhưng đây cũng chỉ là nguy cơ mắc phải, còn tỉ lệ % người mắc bệnh vảy nến do yếu tố di truyền lại rất thấp.

Những người nào thì có nguy cơ cao mắc bệnh vảy nến?

Căng thẳng, stress

Người thường xuyên căng thẳng cao, stress có thể khiến cho bệnh vảy nến bùng phát. Giảm thiểu căng thằng lo âu, tập chung thư giãn tinh thần thoải mái sẽ giúp bạn tránh xa căn bệnh này.

Người sử dụng nhiều bia rượu

Rượu có chứa chất kích thích, gây dị ứng cho da làm tăng nguy cơ khiến bệnh vảy nến khởi phát. Hạn chế bia rượu không chỉ giúp các bạn tránh xanh những bệnh tim mạch, mà cùng giúp tránh các bệnh về da như vảy nến, chàm da, viêm da,...

vay-nen-the-giot

Người có chấn thương

Một tai nạn khiến da bị tổn thương, tiêm vắc xin, vết xước nhỏ trên da hoặc cháy nắng cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh vảy nến, bởi những vết thương này có tác động mạnh đến hệ miễn dịch của da.

Người sử dụng nhiều loại thuốc điều trị

Một vài loại thuốc hiện đang được cho có khả năng dẫn đến bệnh vảy nến gồm có:
  • Thuốc chữa nhiễm trùng.
  • Lithium.
  • Thuốc trị huyết áp cao.
  • Thuốc chống sốt rét.

Nhận biết triệu chứng của bệnh vảy nến

Triệu chứng của bệnh vảy nến có thể khác nhau tùy vào mỗi thể xuất hiện trên người bệnh, nhưng chúng ta có thể nhận biết bệnh thông qua những triệu chứng chung của bệnh như:
  • Xuất hiện những mảng da đỏ, sần sùi.
  • Vảy màu trắng bạc nổi lên trên nên da đỏ.
  • Da trở nên khô, nứt nẻ gây đau rát và chảy máu.
  • Những vùng da lân cận cũng bị đau nhức theo.
  • Cảm giác cực kỳ ngứa ngáy tại da vùng rìa bệnh.
  • Vảy nến thể móng khiến cho móng tay, móng chân dày lên, biến đổi màu móng.
trieu-chung-benh-vay-nen-da-dau
Triệu chứng của bệnh vảy nến da đầu
Hiện nay vẫn chưa thể tìm ra cách điều trị bệnh vảy nến triệt để tận gốc, khi nhận thấy có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh các bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Bệnh Eczema là bệnh gì? Nhận biết triệu chứng các thể eczema thường gặp

Bệnh Eczema hay bệnh chàm da là một số các bệnh da liễu thường nhất trong những năm trở lại đây. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng rất nhiều đến ngoài hình khiến tâm lý của người bệnh cũng bị ảnh hưởng theo. Vậy bệnh eczema là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh như thế nào? tất cả sẽ được chúng tôi gửi đến các bạn qua bài viết dưới đây.

Bệnh Eczema là bệnh gì?

Bệnh Eczema là thuật ngữ để chỉ ra tình trạng viêm da tại lớp thường bì của da, với rất nhiều những triệu chứng dễ nhận biết như tại vùng da bị bệnh thường đỏ ứng, nổi nên những mụn nước có chữa dịch vàng bên trong giống như miệng con đỉa.

benh-eczema

Bệnh eczema cùng với bệnh viêm da, vảy nến,.. hiện đang là một trong số những căn bệnh da liễu gây nên những nỗi nỗi ám ảnh kinh hoàng nhất cho người bệnh trong vài năm trở lại đây. Người bị eczema sẽ cảm thấy ngứa ngáy dữ dội, ngứa nhiều về đêm dẫn đến khóa ngủ, mất ngủ ảnh hưởng xấu đến chất lượng sinh hoạt cuộc sống hàng ngày.

Eczema là một căn bệnh mãn tính gây nên những ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ của người bệnh, bệnh tiến triển theo từng đợt và có khả năng tái phát nhiều lần. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra được cách chữa bệnh eczema tận gốc, việc điều trị hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế. Người bệnh chỉ có thể sử dụng các biện pháp nhằm thuyên giảm triệu chứng của bệnh, kiểm soát khả năng tái phát của bệnh.

Nhận biết triệu chứng bệnh Eczema

Như đã có đề cập ở trên, Eczema phát triển theo từng đợt, giai đoạn khác nhau nên cũng sẽ có những dấu hiệu và biểu hiện khác nhau tùy theo mỗi giai đoạn của bệnh. Dưới đây là những giai đoạn phát triển của bệnh cũng như triệu chứng của từng giai đoạn mà bạn dễ dàng nhận biết.

Giai đoạn Hồng ban

Triệu chứng chung của giai đoạn này là nổi lên những cơn ngứa ngáy khó chịu, người bệnh không ngừng đưa tay gãi. Vô tình thay đã gên nên những vết trầy xước trên da, da bị tổn thương, xuất hiện nhiều nốt đỏ.

giai-doan-hong-ban

Giai đoạn Mụn nước

Những mụn nước nhỏ li ti với kích thước từ 1 - 2mm mọc thành từng đám, đùn lên hết lớp này đến lớp khác. Sau một khoảng thời gian mụn nước sẽ tự vỡ hoặc do tác động từ bên ngoài như gãi, chà sát,.. khiến mụn vỡ ra chảy dịch vàng rất đau rát. Trường hợp không được vệ sinh sạch sẽ rất dễ khiến da bị bội nhiễm, da có thể bị sưng phù, có mủ.

Giai đoạn Đóng vảy tiết

Sau khi những đám mụn nước bị vỡ ra và chảy hết dịch nhầy và huyết tương bên trong ra sau vày ngày sẽ bắt đầu khô lại. Các mạng da chết bong ra thành từng mảng, lớp da non bắt đầu hình thành bên dưới với màu sẫm hơn.

Giai đoạn Liken hóa

Eczema phát triển càng kéo dài thì vùng bị bệnh sẽ càng trở nên sẫm mày hơn, kèm theo đó là tình trạng cộm cũng nặng hơn, khi sờ vào da sẽ cảm thấy sù sì thô ráp, nổi rõ nên những vết hằng da.

giai-doan-liken-hoa

Trong xuất cả 4 giai đoạn, từ lúc bệnh khởi phát cho đến lúc biến mất thì người bệnh sẽ luôn cảm thấy ngứa ngáy. Đây là triệu chứng dai dẳng nhất của bệnh mà rất khó có thể ngăn chặn.

Những thể lâm sàng Eczema thường gặp

Bệnh Eczema có thể khởi phát với rất nhiều thể khác nhau, triệu chứng của từng thể cũng có thể khác nhau như:
  • Viêm da dị ứng: Da trở nên khô ráp, đỏ ứng, sau khoảng thời gian sẽ bong tróc, kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu vô cùng.
  • Viêm da tiếp xúc: Bệnh khởi phát với những tổn thương trên da khi tiếp xúc trực tiếp với những dị vật, chất dễ gây dị ứng, trong một số trường hợp có thể nhận biết rõ chất gây kích ứng như: kim loại, hóa chất, vải len, lông động vật,... Với những triệu chứng chính là da nổi mẩn đỏ, ngứa và nóng rát.
  • Tổ đỉa: Đây là một dạng đặc biệt của Eczema, điểm chú ý của bệnh là chỉ xuất hiện tại vùng rìa bàn tay, bàn chân hay lòng bàn chân bàn tay.
  • Viêm da đầu: Tại những vùng da đầu có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ như mặt, lông mày, mũi, đầu,... sẽ nổi lên những lớp vảy.

Nguyên nhân gây ra bệnh Eczema

Cũng tương tự như các bệnh ngoài da khác, nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh eczema hiện nay vẫn chưa được được các nhà nghiên cứu xác định rĩ ràng. Nguyên nhân gây bệnh là rất phúc tạp, tuy nhiên chúng ta có thể nắm bắt một số yếu tố liên quan có khả năng dẫn đến bệnh như:
  • Yếu tố di truyền từ người thân trong gia đình.
  • Cơ địa của mỗi người.
  • Da tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất tẩy rửa.
  • Người bệnh có tiền sử mắc một số bệnh như viêm xoang, hen suyễn, ghẻ lở,...
  • Vệ sinh cơ thể kém, vệ sinh không đúng cách.
  • Sức đề kháng yếu không thể bảo vệ da trước những tác nhân gây bệnh.
nguyen-nhan-gay-benh-eczema

Trên đây là một số thông tim tham khảo nhằm giải đáp cho các bạn về thắc mắc bệnh eczema là gì? Khi nhận thấy có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh các bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị hiệu quả nhất.

Bệnh chàm da là gì? Tìm hiểu nguyên nhân bị chàm da thường gặp hiện nay

Bệnh chàm da cùng với viêm da là một trong số những bệnh da liễu thường gặp không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn Thế giới. Chàm da chiếm đến 1/4 tổng số các ca mắc bệnh ngoài da, bệnh ảnh hưởng một phần nhỏ đến sức khỏe tuy nhiên nó lại ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sinh hoạt cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vậy cụ thể bệnh chàm là gì? Mời các bạn tìm hiểu thông tin cụ thể hơn về bệnh qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

Bệnh chàm da là gì?

Chàm da là tình trạng da bị viêm, sẩn nổi mụn nước bởi phản ứng của da với những yếu tố nội và ngoại sinh. Thống kế cho thấy, có đến 10% dân số thế giới bị chàm, Hy Lạp là quốc gia khởi phát chàm đầu tiên với tỉ lệ 15%, còn tại Việt Nam con số này lên đến 25% dân số. Qua vậy các bạn có thể nhận thấy, chàm da là một căn bệnh rất phổ biến hiện nay.

benh-cham-da

Chàm là được biết đến là một căn bệnh da liễu mãn tính kéo dài, có khả năng tái phát nhiều lần. Mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh tuy nhiên nó lại khiến cho người bệnh khóa chịu, những triệu chứng phát ra của bệnh làm giảm chất lượng cuộc sống sinh hoạt cũng như thẩm mỹ tịa vùng da bị chàm của người bệnh.

Hiện nay, các nhà kha học vẫn chưa thể điều chế ra được loại thuốc điều trị tận gốc căn bệnh này. Những biện pháp điều trị hiện nay thường tập chung vào làm giảm triệu chứng của bệnh, kiểm soát khả năng tái phát của bệnh.

Nhận biết những triệu chứng của bệnh chàm da

Bệnh chàm da có rất nhiều những biểu hiện, triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà sẽ có những triệu chứng khác nhau. Một số biểu hiện chàm da thường gặp là:

  • Da bị khô.
  • Ngứa ngáy, ngứa nhiều về đêm hơn.
  • Tại vùng da bị chàm thường có màu xám nâu hoặc đỏ.
  • Bệnh thường khở phát tại những vùng da như bàn chân, bàn tay, cổ tay, đầu gối, phần trên ngực, cổ, mi mắt, nếp gấp khuỷu tay, đối với chàm da ở trẻ thường xuất hiện nhiều tại mặc và da đầu.
  • Xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ, nổi gồ lên lên bề mặt da, mụn nước này có chứa sẽ chảy ra và đóng vảy nến người bệnh gãi hay da bị trầy xước.
  • Da cũng trở nên dày hơn, tình trạng rạn nứt và đóng vảy cũng nhiều hơn.
  • Da dễ nhạy cảm và sưng phù khi gãi ngứa
trieu-chung-benh-cham-da

Ở trẻ em, chàm da thường bắt đầu khởi phát trước khi trẻ lên 5 tuổi và có thể kéo dài cho đến lúc trưởng thành. Tại nhiều trường hợp, bệnh khởi phát thành từng đợt theo chu kỳ, nhiều khi không xuất hiện biểu hiện gì trong vài năm.

Triệu chứng ngứa ngáy xuất hiện xuyên xuất trong thời gian từ lúc bệnh khởi phát đến khi lặn đi. Các cơn ngứa có thể kéo dài theo từng đặt, ngứa nhiều hơn về đêm khiến người bệnh bị rối loạn giấc ngủ.

Nguyên nhân bị chàm da thường gặp hiện nay

Chàm da hay một số bệnh ngoài da khác hiện nay vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh cụ thể, tuy nhiên người bệnh có thể mắc bệnh do:
  • Di truyền từ bố mẹ.
  • Da tiếp xúc với nhiều hóa chất gia dụng.
  • Đổ mồ hôi nhiều, da không được vệ sinh sạch sẽ.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Quần áo được làm bằng những sợi len dễ gây kích ứng cho da.
nguyen-nhan-cham-da

Ngoài những nguyên nhân dẫn đến chàm da kể trên, khi người bệnh vô tình mắc bệnh rất nhiều yếu tố có thể khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn như:

  • Da bị khô, đây có thể là do tắm nước nóng quá lâu.
  • Cào gãi quá mạnh khiến da bị tổn thương.
  • Căng thẳng, Stress.
  • Vi khuẩn và vi rút
  • Da tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa, xà phòng,...
  • Tiếp xúc với khói bụi và phấn hoa
  • Một số  thực phẩm dễ gây dị ứng như sữa, trứng, đậu nành, đậu phộng, hải sản có vỏ.
ruou-bi-gay-cham-da

Lưu ý, những thông tin mà chúng tôi gửi đến các bạn qua bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Khi nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường trên da người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để có được cách chữa bệnh chàm da tốt nhất. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe.

Bệnh viêm da là bệnh gì? Nhận biết những triệu chứng viêm da thường gặp

Bệnh viêm da là một trong số những bệnh da liễu thường gặp nhất hiện nay, cùng với chàm da, eczema,.... Viêm da thường có xu hướng xuất hiện trên những người có cơ địa dễ bị dị ứng không phân biệt đối tượng cũng như lứa tuổi.

benh-viem-da

Mặc dù không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh, nhưng bệnh lại gây nên rất nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Có 3 nhóm viêm da viêm da thường gặp nhất là viêm da cơ địa dị ứng, viêm da tiếp xúc và viêm da tiết bã. Sau đây là một số kiến thức cơ bản về căn bệnh viêm da này.

Bệnh viêm da là bệnh gì?

Viêm da được biết đến là một tình trạng viêm tại vùng thượng bì ở da. Hiện có rất nhiều những nguyên nhân dẫn đến bệnh cũng như bệnh khởi phát với nhiều dạng khác nhau. Bệnh thường xuất hiện với triệu chứng chính là phát ban, ngứa ngáy tại vùng da bị sưng, đỏ.

Da khi bị viêm sẽ xuất hiện những mụn nước có chữa dịch bệnh trong. Viêm da mặc dù đang là bệnh phổ biến, tuy nhiên nó lại không có khả năng lây nhiễm từ người này sáng người khác. Bệnh có thể gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin, việc kết hợp giữa thuốc điều trị và chăm sóc tại sẽ giúp bạn nhanh chóng loại bỏ căn bệnh này.

benh-viem-da-la-gi

Theo đánh giá, viêm da thường gặp nhiều ở trẻ em với tỷ lệ từ 15−20% và 1−3% ở người lớn trên toàn thế giới.

Người bệnh chỉ có thể kiểm soát, làm giảm triệu chứng của bệnh chứ không thể điều trị bệnh dứt điểm. Nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn về cách chữa bệnh viêm da.

Những triệu chứng viêm da thường gặp

Những dấu hiệu của viêm da sẽ khác nhau tùy thuộc vào các loại viêm da khác nhau, thông thường chúng ta sẽ gặp phải một trong 3 thể và có những triệu chứng sau đây:
  • Viêm da cơ địa dị ứng (chàm): bệnh thường khởi phát từ khi còn nhỏ, vùng da bệnh trở nên đỏ, nổi mẩn ngứa. Bệnh xuất hiện nhiều tại những vùng da có nếp gấp như khuỷu tay, đầu gối phía sau, phí trước cổ,... Người mắc viêm da cơ địa dị ứng bệnh thường thuyên giảm tuy nhiên lại tái phát sau một khoảng thời gian.
  • Viêm da tiếp xúc: Khi da tiếp xúc với một trong số những chất dễ gây kích ứng hay dị ứng như xà phòng, chất độc cây thường xuân,  các loại tinh dầu,... sẽ có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, phát ban đỏ, ngứa, nhiều trường hợp có thể xuất hiện mụn nước.
  • Viêm da tiết bã: xuất hiện các mảng có vảy, da trở nên đỏ và bong tróc như gàu, khó chữa. Bệnh thường xuất hiện nhiều tại những vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ như trên mặt, đầu,...  Bệnh cũng có khả năng chuyển sang giai đoạn mãn tính có khả năng tía phát. Ở trẻ nhỏ, những màng xuất hiện trên đầu còn được gọi là cứt trâu ở trẻ sơ sinh. 
trieu-chung-benh-viem-da

Một số triệu chứng khác không được đề cập trên cũng có thể gặp, để nắm rõ hơn về những triệu chứng của bệnh các bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sũ chuyên khoa.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da

Một số nguyên nhân dẫn đến viêm da thường gặp bao gồm:
  • Viêm da cơ địa dị ứng: đây là một thể viêm khởi phát do sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau,gồm có: biến thể gen, da khô, rối loạn các chức năng của hệ miễn dịch, điều kiện môi trường, vi khuẩn - virut - nấm trên da.
  • Viêm da tiếp xúc: Bệnh khởi phát khi da tiếp xúc trực tiếp với một trong số những chất dễ gây kích ứng, dị ứng cho da như: đồ trang sức có chứa niken, độc tố cây thường xuân, nước hoa, các chất tẩy rửa, mỹ phẩm , chất bảo quản,...
  • Viêm da tiết bã: Bệnh bùng phát được cho là có sự tác động đến từ một loại men sinh sống tại những vùng da tiết bã nhờn. Người bị viêm da tiết bã thường có xu hướng nặng nhẹ theo mùa, bệnh cũng có xu hướng tái phát nhiều lần.
nguyen-nhan-gay-benh-viem-da

Khi chẳng may mắc bệnh, có rất nhiều yếu tố khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn như:
  • Tuổi: Mặc dù viêm da có thể xuất hiện trên mọi lứa tuổi, nhưng khi khởi phát ở trẻ thì bệnh thường có những biểu hiện trầm trọng hơn.
  • Rượu bia cùng một số chất kích thích khác như cafe, thuốc lá,...
  • Nguồn nước bẩn, ô nhiễm môi trường không khí,...
  • Cào gãy sẽ khiến da dễ bị tổn thương dẫn đến viêm nhiễm,...
Khi bị viêm da, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ khám tìm ra nguyên nhân và có những cách điều trị phù hợp.